Chọn ngôn ngữ hiển thị

18/5/09

Đà Lạt mùa này


Đà Lạt mùa này, lần đầu tiên đi chơi mà chẳng phải súyt xoa vì lạnh, áo ấm các kiểu loại mang theo cho nặng túi, choán chỗ mà chẳng có dịp phát huy tác dụng.
Lần đầu tiên trong đời, đi Đà Lạt mà giữa trưa phải loay hoay với cái quạt điện không ăn ổ cắm ở khách sạn 4 sao. Lý do là…trời nóng!
Một cư dân ngày cũ lắm của Đà Lạt, một chị đồng nghiệp vai tiền bối, than rằng phố xa bây chừ cứ như nêm, nhàn san sát, nặng nề bê tông, cây xanh in ít, thông in ít, ngừơi cũng in ít dễ thương đi. Rằng ngày xưa ngừơi ta đi bán hàng rong còn mặc áo dài nữa kìa. Hẳn nhiên là có thể cảm thông cho chị khi thành phố này cũng như bất cứ nơi nào khác trên xứ Việt mình, cứ phát triển đi thì sẽ có nhiều thứ mất đi và nhiều thứ chêm vào. Đi loanh quanh trên khu Hòa Bình, đặc biệt cái gọi là chợ đêm, bị chèo kéo như bất cứ cái quán xá bình dân nào đó ở bên lề Sài Gòn. Bước chân du khách chẳng còn thoải mái nữa. Mà cái giọng chào mời cũng toàn là giọng nhập cư và cái cách mời kéo nghe không hề có chút cảm tình. Chẳng biết nói sao, nhưng nơi ta yêu đã có vài miếng trầy sức mẻ, như ngừơi yêu đến một ngày nào đó, bất chợt nhìn ra em không hẳn là xinh là xắn như mình luôn nghĩ. May mà em hãy còn duyên, như phố hoa này vậy.


ừ thì…
hãy cũng hãy còn đó…
nhịp thường ngày, nhịp đêm của phố, với bứơc chân loanh quanh của lữ khách dấu yêu.
Chị bán hàng ăn trong chợ Đà Lạt thiệt tình góp chuyện bên dĩa bánh cuốn của khách, xua đi cảm giác ngại ngần “sẽ bị chém đẹp”. Có ly kem bơ lần đầu tiên được ăn.


Bơ thì không lạ, sinh tố bơ xay nhuyễn hoặc dầm hoặc ăn sống với đường, sữa đặc thì đã quen, nhưng cái món kem bơ này thì chưa. Một ly kem có a viên kem để chung với bơ xay nguyễn với đường, ăn beo béo bùi bùi lành lạnh, quen quen là lạ.
Chẳng biết cái tệ mát xa mát gần, tẩm quất quất lung tung có ảnh hưởng đến phố núi cỡ nào mà đầu con hẻm này có cái bảng khẳng định trước như một cách thanh lọc trứơc đố tượng khách hàng vậy. hehe



Vẫn thiếu thật nhiều wc công cộng nên mới chộp cảnh như thế này.

Vẫn bà bán bánh tráng trứng cứ mắc cỡ không chịu cho chụp hình, trên một lối đi quen trên đường Nguyễn Văn Trỗi, đến hơn 10 đêm, cả đà lạt đang chuẩn bị đi ngủ vẫn có khách chờ tới lượt


Vẫn một ngôi nhà cũ từng có lần làm khách trọ, nay đã treo bảng bán nhà hoặc cho thuê, khiến gã bồi hồi.


Vẫn thói quen đốt gom một chút lửa ven đường của cánh xe thồ khi đêm khuya trời lạnh.


Vẫn một gánh hàng rong kiên nhẫn đợi khách.


Vẫn có ai đó mua một trái bắp nóng gặm thay bữa ăn đêm muộn màng.


Vẫn có tay câu đêm bên hồ kiên nhẫn đợi những con cá có mạng số gặp xui để người đi câu có thể cười “đêm nay hên”.


Vẫn có vị thánh đứng bên ngôi nhà thờ nổi tiếng Đà Lạt đã thay màu sơn mới mấy tháng nay, khiến kẻ ngoại đạo cứ phải đi loanh quanh, ngoái nhìn thơ thẩn tìm màu sơn năm cũ.


Vẫn có nhiều xe cổ chạy loanh quanh đồi núi làm lữ khách “thòm thèm” sở hữu.


Có cái cây bị xích trơ trọi trong đêm. Giá mà mọi thứ trói giữ nhau cũng đơn giản như vầy nhỉ.
Vẫn có những ngõ hẻm thấp chập chùng trong phố, vẫn có được nhiều ánh mắt mong tìm…



Vẫn có tình nhân dưới bóng thông bên hồ nấn ná chẳng muốn về dù đêm đang tàn.

Vẫn có ta, lang thang với phố đêm này, ngêu ngao những bài tình ca cũ. Nên mới lang thang quanh ngõ phố ngày cũng như đêm. Nên mới có những cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, như mây như khói sương Đà Lạt , nên mới đợi ngày đi , đêm tới để nhận ra chút lạnh Đà Lạt nhẹ nhàng len theo sương khuya, rải theo từng bứơc chân độc hành ven Hồ Xuân Hương mùa thiếu những màn sương mù đặc. Nhưng hãy còn thiếu cái lạnh đặc trưng Đà Lạt. Thiếu tiếng vó ngựa gõ lóc cóc quen thuộc trên đồi như chở cố nhân từ ký ức xa xưa trở về….

Rồi thì đêm cũng qua, bình yên....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Một số lưu ý khi bạn nhận xét bài trong VisitDalat'sBlog
Không nhận xét những lời lẽ thiếu văn hóa, ảnh hướng đến thuần phong mỹ tục,Ngôn ngữ chuẩn mực ,Không đả khích chê bai,Chính trị, tôn giáo ,Khuyến khích các bài viết hay mang tính xây dựng cao
Rất mong sự ủng hộ và đóng góp của bạn cho VisitDalat's Blog

Bài Đã Đăng

Bài đăng Phổ biến