Chọn ngôn ngữ hiển thị

19/11/10

Cẩm nang ẩm thực Đà Lạt

ẨM THỰC
Bún, phở: Tại khu Hòa Bình có phở Hiếu, phở Ngọc Hiệp. Ở gần ngã tư Phan Chu Trinh có phở Vi, Phở Xuân, Phở Tiến (đường Trần Phú), phở Hà Nội (bên hồ Hoàng Văn Thụ). Phở Phi Thuyền, phở Việt (Phan Đình Phùng).
Món ăn sáng được du khách ưa thích là bún bò Đà Lạt, ngoan nhất là do người góc Huế nấu như bún Công (đường Phù Đổng Thiên Vương), bún Bà Sầm (hẻm 224 Phan Đình Phùng), bún Thiên Trang (đường Hồ Tùng Mậu)…Từ khoảng 5h chiều đền khuya có bún dì Đàn, dì Luống (ấp Ánh Sáng), bún Loan (Quang Trung).
Cơm bình dân: Chợ lầu Đà Lạt có cả các món cơm, phở chay với chất lượng và giá cả bình dân, khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu. Trên đường Hùng Vương với quán cơm Hà, cơm Quý với giá 14.000đ 15.000đ/phần (gồm 3 món mặn và canh, dưa chua – cá pháo), Cơm Bắc (Tăng Bạt Hổ), quán Vĩnh Lợi (lô 10 Hải Thượng) có nhiều món cơm, phở, hủ tiếu, mì hoành thánh, cơm chay Phan Đình Phùng, Hải Thượng, Huỳnh Thúc Kháng.
NHÀ HÀNG:
Hoàng Lan, Đông Á (đường Phan Đình Phùng), Vạn Huê Lầu, Hương Ca (Trần Phú), Như Ý cũ (11 Nguyễn Trãi), Không Tên (Triệu Việt Vương), Cối xay gió (Trần Phú), Nhà Tôi (01 Thông Thiên Học, ĐT 3560056), TM (15A Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3837464); Đệ Nhất (9/1 Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3822181), Hồng Thanh (17 Phủ Đổng Thiên Vương, ĐT 3822764), Hồng Vân (45B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3822717), Ớt Đỏ (30 Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3837466), Ngọc Dunh (9B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3828664), Hồng Loan (03 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3830068), Miền Tây (29 Phan Bội Châu, ĐT 837981), Hoàng Anh Gia Lai mở cửa tận khuya.
ĐẶC SẢN:
Món ăn Trung Hoa chính hiệu có nhà hành Minh Triều (số 7 đường Trần Hưng Đạo); Heo tộc Tư Loan (49bis Hai Bà Trưng, ĐT 3816839), ốc 33 Hai Bà Trưng, ĐT 3825967, ốc 1A Hoàng Văn Thụ, 3A Phú Đổng Thiên Vương, Thịt đà điểu Vương Lộc (4D Hai Bà Trưng, ĐT 3816886). Bê thui Hòa Bình (65C Hai Bà Trưng, ĐT 3510834), bê thui 371 Phan Đình Phùng, Hải Sản Sông Hồng (20 Phan Chu Trinh, Tp Đà Lạt, ĐT 3821041). Lẩu Hải Sản Gia Phát (4Bis Bùi Thị Xuân, ĐT 2221686), Quán Nướng 15 (15A Nguyễn Đình Chiểu, ĐT 3811576), Bia tươi Đức (đường Nguyễn Trãi), Cơm Niêu Như Ngọc (Hồ Tùng Mậu), cơm niêu nồi đất Hương Trà (1 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3542323), Cơm gà: Cơm gà Phan Rang số 15 Trần Nhật Duật, dưới dốc nhà thờ con Gà, cơm gà chiên bà Năm Chút (2A3, đường 3 tháng 4, ĐT 3821682), Cung Đình (62 Đống Đa, phường 3, ĐT 2221614) với các món ăn Huế.
Lẩu Dê: Đây cũng là món khoái khẩu của du khách vì được thưởng thức món râu xanh Đà Lạt. Đầu tiên là Dê Lệ Dung (đường Hồ Xuân Hương và đầu 3 tháng 4), Phúc Nguyên trên đường Trần Hưng Đạo (gần ngã 3 điện lực) và 32 Trần Hưng Đạo Tp Đà Lạt, dê Phú (Hoàng Diệu), Diệu Thông (30/2 Trần Hưng Đạo, ĐT 3813240), dê Đại Lộc (29B Phan Bội Châu, ĐT 3820471) và quán dê Ngân (đường Hai Bà Trưng).
Lẩu Bò: Tập trung trên đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Định, 71A đường 3/2
Atiso hầm giò heo: Một món ăn có thể gọi là đặc sản của Đà Lạt, có tác dụng giúp khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghĩ dưỡng ở Đà Lạt. Nhưng món ăn này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atiso (từ sau tết Âm lịch đến đầu mùa hè) và phải đặt trước.
ĂN KHUYA
Chợ Đêm Đà Lạt: Họp trước bãi đậu xe ngầm trên đường vào chợ Đà Lạt từ 5h chiều đến 3h sáng hôm sau. Tại đây có các món chính lá bún giò, cháo gà, cháo vịt, cơm, hủ tiếu, hải sản bình dân như nghêu, sò, ốc; quanh chợ đêm còn bán sữa đậu nành. Du khách cũng có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hố để tìm một tô bún Huế cay cay vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế và một số món khác như cháo vịt, mì quảng, phở. Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở, hủ tiếu mở cửa từ sáng đến hơn 12 giờ đêm; hoặc có thể đến quán Nga đường Nam Ký Khởi Nghĩa ăn miến gà, xôi gà, phở gà.
Cà phê: Muốn cảm giác mạnh, sang trọng thì khách có thể ghé vào 2 nhà hang bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy, vào 2 tối cuối tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” và đàn dương cầm. Gần khu trung tam có phố cá phê Nguyễn Chí Thanh với gần 10 quán sát cạnh nhau như Gia Nguyễn, Why Not, Tình Cờ. Trên nhiều con đường có rất nhiều quán cà phê dạng biệt thự sang trọng có bán cả điểm tâm sáng như Đà Lạt phố (đường Hoàng văn Thụ), Papa (Trần Phú), Hương Ca (Trần Phú), Ca Dao (Hồ Tùng Mậu), An Tiến (Lê Hồng Phong), Song Vy (Nguyễn Du), Nhật Nguyệt (15 Hoàng Văn Thụ), Cao Nguyên ( Đinh Tiên Hoàng),Cali ( Đinh Tiên Hoàng), Phố Núi ( Nguyễn Chí Thanh).
DẠO CHỢ ĐÀ LẠT VÀ MUA SẮM
Lúc mới đầu, chợ Đà Lạt nằm ở vị trí rạp ¾ (rạp Hòa Bình) ở trên dốc khu Hòa Bình với tên gọi Chợ Cây (vì làm bằng cây, lợp tôn), dân số Đà Lạt khi ấy vào khoảng 2.000 người. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi các dãy phố ván, chợ được làm mới theo kiểu nhà lồng, bốn phía không có tường, do dân số ít, trời lại rất lạnh nên chợ họp từ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng diện tích trống trước chợ được gọi là Quảng trường chợ. Phần lớn các cửa hiệu tạp hóa xung quanh chợ đều của người Hoa. Năm 1958, do quy mô của dân số TP Đà Lạt nên người ta đã quyết định xây dựng một ngôi chợ mới tại vị trí một đầm xà lách xoong (tức vị trí chợ ngày nay). Còn chỗ cũ được xây dựng lại thành rạp chiếu bóng Hòa Bình. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp khu A, sau đó đến khu B như hiện nay. Ngoài hàng đặc sản là hoa, các loại mứt trái cây ở tầng trệt, tầng lầu khu A của chợ là nơi bày bán hàng len và hàng thủ công mĩ nghệ. Chợ Đà Lạt còn bán hàng lagim (rau, củ, quả) vào lúc nửa đêm đến lúc mờ sáng trên đường vào chợ.
MUA HOA ĐÀ LẠT
Tại chợ Đà Lạt có hai dãy kios bán hoa tươi phía trước và bên hông chợ, đại lý hoa Dalat Hasfarm số 16B đường Nguyễn Chí Thanh, vườn hoa Đà Lạt, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hoa Lan có vườn “Langbiang Lan” (42 Xô Viết Nghệ Tĩnh, trên đường đi vào KDL Lang Biang, ĐT 0633821234); Nghệ Nhân Cao Ngay (39 Đồng Tâm, ĐT 3821746) và Vườn Hoa TP Đà Lạt có khu vực trưng bày, bán hoa phong lan, địa lan, hoa chậu và giống hoa.
MUA MỨT ĐÀ LẠT
Đà Lạt có 3 loại mứt cơ bản được coi là đặc sản truyền thống gồm: mứt hồng, mứt mận và mứt đào.
Mứt hồng: Theo nhiều tài liệu thì cây hồng có nguồn gốc từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên được du nhập vào Đà Lạt đã hơn 50 năm. Có 3 giống cơ bản được trồng là hồng giòn (ngọt), hồng chát và hống nước. Ngoài việc ăn tươi khi chin, hống còn được làm mứt. Có 3 loại mứt hồng tương ứng với 3 giống hồng và cao nhất là mứt hồng trứng.
Mứt Mận: Được du nhập vào Đà Lạt từ thập niên 30 do ông Louis Pierre nhập vào Việt Nam. Ban đầu được trồng ở Trại thực nghiệm Dankia sau đưa về trồng đại trà ở trong nhà vườn Đà Lạt. Các khu vực trồng nhiều là Trại Hầm, Trạm Hành, Trại Mát, Định An. Có 4 giống cơ bản là hồng Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ, Mận Trại Hầm và mận Pháp. Giống như cây hồng, mận được làm mứt, rượu rất được du khách ưa chuộng
Dâu tây: Có 2 giống: Dâu địa phương (màu hồng nhạt) do người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ 20 và dâu Mỹ (màu đỏ sậm). Dâu được đóng trong hộp giấy bán cho du khách. Dâu được chế biến ra khá nhiều sản phẩm như mứt, siro dâu, rượu dâu, kẹo dâu.
Phố lò mứt Phù Đổng Thiên Vương: Đầu tiên, Đà Lạt chỉ có vài lò mứt ở rãi rác mỗi nơi một cái như lò mứt đường Hồ Tùng Mậu, lò mứt đường Đinh Tiên Hoàng và lò mứt khu Đa Thiện. Nhưng giờ đây đã hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm Đà Lạt 3-4 km, bán hành chục loại mứt nhưng nổi tiếng là các loại mứt làm từ trái cây đặc sản như: mứt mận, mứt dâu (dâu ta và dâu tây), mứt đào, xí muội, mứt hồng (hồng khô), khoai lang dẻo, khoai lang sầy gừng…
Tại các lò mứt có bán cả rượu cần
MUA TRÀ VÀ CÀ PHÊ
Đà Lạt Lâm Đồng có nhiều thương hiệu đã nổi tiếng từ hàng chục năm trước như trà, cà phê Lễ Ký, cà phê Vĩnh Ích (Đà Lạt), cà phê Long Triều; trà Quốc Thái, Đỗ Hữu (Bảo Lộc)…Lâu đời nhất là trà, cà phê Lễ Ký nhãn hiệu Bạch Tượng (con voi trắng) đã được đăng ký bảo hộ độc quyền quốc gia.
Tại thị xã Bảo Lộc, có các danh trà như: Quốc Thái với nhãn hiệu con voi vàng, trà Đỗ Hữu; trà – cà phê Tâm Châu với mặt bằng rộng, cung cấp phục vụ lịch sự, có siêu thị trà -  cà phê. Danh trà Trâm Anh có cách trang trí độc đáo, là điểm dừng chân của du khách trên đường Đà Lạt – TP.HCM
Atiso: được trồng nhiều ở vùng ngoại ô Đà Lạt, đặc điểm của loại cây này là từ thân, rễ, lá, bông đều hữu dụng có tác dụng chữa các bệnh về gan mật, lợi tiểu. Hiện có nhiều cơ sở cùng tham gia sản xuất trà túi lọc – một sản phẩm phổ biến dùng trong các công sở Đà Lạt – Lâm Đồng nhưng quen thuộc nhất vẫn là của công ty CP dược y tế Lâm Đồng, Vĩnh Tiến, Ngọc Duy, Quảng Thái. Atiso được bán rộng rãi ở các điểm du lịch, chợ Đà Lạt, công viên Xuân Hương…
Mua hàng thổ cẩm: Từ khi các mẫu quần áo thời trang của nhà tạo mốt Minh Hạnh được ra mắt công chúng cách đây hơn 10 năm thì người ta mới biết nhiều đến hàng thổ cẩm, được du khách nước ngoài rất thích bởi tính độc đáo về màu sắc, đường nét và cả độ bền và ngày càng được đa dạng hóa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách như các loại túi xách, ví đựng tiền phụ nữ, áo khoác… Hàng thổ cẩm được bày bán ở nhiều điểm du lịch nhưng tập trung nhiều ở các làng có truyền thống về dệt như khu vực thị trấn huyện Lạc Dương, KDL Lang Biang hay làng Gà (nằm sát quốc lộ 20 thuộc, cách Đà Lạt khoảng 18km)
Mua tranh thêu: Đà Lạt hiện có 5 cơ sở chuyên sản xuất tranh thêu trong đó nổi tiếng nhất vẫn là XQ và Hữu Hạnh. Giá cả có sự giao động rất lớn tùy theo khổ tranh, chất lượng khung và sự tỉ mỉ của đường nét, họa tiết, phối màu sắc. Tùy theo kích cỡ, giá từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng. Trành thêu Đà Lạt rất đa dạng về đề tài nhưng chủ yếu vẫn là phong cảnh thiếu nữ và hoa. Tranh thêu Đà Lạt bày bán nhiều quanh khu Hòa Bình và một số điểm tham quan như Dinh Bảo Đại.
Rượu Vang: Hiện có 3 đơn vị sản xuất rượu vang nho bằng phương pháp lên men truyền thống là công ty CP thực phẩm Lâm Đồng, công ty CP rượu bia nước giải khát Đà Lạt và công ty TNHH Vĩnh Tiến. Các sản phẩm rượu Vang Đà Lạt đã đạt nhiều giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn, mẫu mã đa dạng, hiện có bán tại các siêu thị lớn tại TP.HCM, các thành phố lớn trên toàn quốc và xuất khẩu.
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ
Xe buýt: Từ Đà Lạt, có các tuyến xe buýt đi Nam Ban (Lâm Hà), Đ’Ran (Đơn Dương), Đức Trọng, Di Linh, Đại Lào (thị xã Bảo Lộc). Và ngay TP.Đà Lạt, công ty Phương Trang có nhiều tuyến đến các thắng cảnh như từ trung tâm đi Trại Mát (qua chùa Linh Phước), Xuân Trường (qua khu Sở trà Cầu Đất), Lang Biang, Thái Phiên (qua hồ Than Thở), Thung Lũng Tình Yêu.
Massage: Thường gắn với các khách sạn lớn như Đà Lạt Novotel, Hoàng Anh Gia Lai, Ngọc Lan, Cẩm Đô (3-5 sao), khu biệt thự Lê Lai, Đài Liên (Hải Thượng). Massage bình dân có cơ sở Nguồn Sáng (đường Phạm Hồng Thái) và cơ sở 2 trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Hoa Biển (85 Hải Thượng, ĐT 3560707), Massage Chân (5 Hải Thượng).
Dancing: Mở cửa thường xuyên có khách sạn Hải Sơn, Golf 3, Ánh Dương, Ánh Hồng (Nguyễn Chí Thanh), Cung Đàn Xưa (Khe Sanh), nhạc trẻ Bảo Ty (Bùi Thị Xuân) và khách sạn Sammy (cà phê bar)
Tráng rọi ảnh: Đà Lạt có khoảng 15 minilab, tập trung ở quanh khu Hòa Bình.
Bãi đậu xe: Bãi xe vãng lau (từ ngoài bờ hồ vào, bãi xe năm bên tay phải), bãi xe khách sạn Hải Sơn, bãi xe du lịch 4-12 chỗ ngồi ở trên khu Hòa Bình cạnh rạp 3 tháng 4. Vào những ngày cao điểm, các trường học ở gần các khách sạn mini cũng trở thành bãi gởi xe vào ban đêm
TAXI: Đà Lạt hiện có 5 hãng taxi Thắng Lợi 1 (3830830), Thắng Lợi 5 (3835583), Mai Linh (351111), Phương Trang (3556556) và taxi HTX. Nếu có nhu cầu thuê đi tham quan cả ngày đến các điểm trong tỉnh hay trong thành phố Đà Lạt, khách có thể lien hệ để thỏa thuận giá cả với Hợp tác xã taxi (bãi đậu xe ở trước bến xe buýt đầu đường vào ấp Ánh Sáng gần bờ hồ Xuân Hương).
Xe điện vòng quanh bờ hồ Xuân Hương của hãng Mai Linh.
Thuê xe máy: có nhiều điểm cho thuê xe, nhiều nhất trên đường vào chợ Đà Lạt (Nguyễn Thị Minh Khai) từ phía bờ hồ đi vào, nhìn bên tay phải sẽ thấy có nhiều bản nhỏ treo trên xe với chữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt (Cho Thuê Xe Máy) hoặc ở các phố có đông khách sạn như Nam Ký Khởi Nghĩa, Phan Đình Phùng, Bùi Thị Xuân đều có dịch vụ cho thuê xe.
Xe đạp đôi: Tập trung nhiều ở đường Nguyễn Thị Minh Khai quanh hồ Xuân Hương hay đầu đường Bùi Thị Xuân
Đi xe ngựa: Đến Đà Lạt không thể không đi xe ngựa bởi đó là một thú vui truyền thống của du khách. Hiện nay Đà Lạt có khoảng 30 xe ngựa phục vụ trở khách tham quan trong đó có 1 số xe đã được đóng mới rất đẹp (4 bánh thay vì 2 bánh thông thường). Xe ngựa sẵn lòng phục vụ khách tới tất cả điểm du lịch trong thành phố, xe ngựa vòng quanh bờ hồ. Bến xe ngựa ở ngã 3 máy nước gần nhà hàng Thanh Thủy.
Karaoke: Nằm rãi rác trên nhiều phố nhưng nhiều nhất là trên đường Hai Bà Trưng với Sắc Màu Cuộc Sống (ĐT 3821638), Tím Xuân (ĐT 3823173), Nice (ĐT 3835303), Dạ Khúc (ĐT 8323197), Dấu Chấm Hỏi (ĐT 3816567), Family (ĐT 3818282) và đường Phù Đổng Thiên Vương với Sài Gòn Ca Dao (ĐT 3824382), Binbo (ĐT 3553495), Diều no gió (ĐT 3552406), Đồi Xanh (ĐT 3831236).
Các quán khác như: Quỳnh Hương (Cô Giang, ĐT 3825522), Nhật Quang (33/19 Phan Đình Phùng, ĐT 38313912), Giáng Ngọc (số 2 chợ Chi Lăng, ĐT 3828554), Hướng Dương (Quang Trung, ĐT 3829650), Minh (94 Nguyễn Văn Trỗi, ĐT 3824815 và 7A Nguyễn Trãi, ĐT 3813066), Anh Em (80B Bùi Thị Xuân), Việt Hưng (83A Nguyễn Công Trứ, ĐT 3825482), Trúc Vàng (1B Thông Thiên Học, ĐT 3520913), Ocean Palace (28 đường 3 tháng 4, ĐT 3531732), Bin Bin (282 Phan Đình Phùng, ĐT 3837573), Minh (42 Hải Thượng, ĐT 3828816), Hải Yến (78 Hải Thượng, ĐT 3822799), Mic (Nguyễn Trãi), Diễm Quỳnh (Yersin).
Nhạc sống kiểu phòng trà có cà phê & Trà quán Dương Tùng (09 Đồng Tâm, ĐT 3542161), Ocean Palace (số 28 đường ¾, ĐT 3531732), Cung tơ chiều (gần dinh Bảo Đại).
MÁY ATM:Tập trung ở quanh khu Hòa Bình, chi nhánh các ngân hàng thương mai, Bưu điện trung tâm, trong 1 số khách sạn lớn , đường Phù Đổng Thiên Vương.
ATM Vietcombank: Bưu điện Tp.Đà Lạt trước cổng ĐH Đà Lạt, khách sạn Novotel Đà Lạt, Golf2, chi nhánh Vietcombank Lâm Đồng (Trần Phú), đường Ng Thị Minh Khai.ATM Đông Á: Tại chi nhánh đường Hải Thượng, Bưu Điện Tp.Đà Lạt.ATM Đầu Tư và Phát Triển: Chi Nhành NH ĐT&PT đường Trần Phú, Bưu Điện Tp.Đà Lạt.ATM Sacombank: Tại chi nhánh đường 3/2, quầy giao dịch viễn thông Lâm Đồng (16 Trần Phú).ATM Agribank: Tại chi nhanh đường Trần Phú, Bưu Điện Tp.Đà Lạt, Phù Đổng Thiên Vương.
DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN
Bưu điện trung tâm Đà Lạt, Phòng giao dịch 14 Trần Phú, gần nhà thờ con Gà và bưu điện trung tâm Đà Lạt (dưới chân dốc lên khu Hòa Bình).Trong chợ Đà Lạt hay trên khu Hòa Bình cũng có bưu cục. Trên đường đi đến hồ Than Thở cớ bưu cục Phan Chu Trinh. Tại Trại Mát gần chùa Linh Phước có bưu cục Trại Mát. Gần Thác Voi (Lâm Hà) có Bưu cục thị trấn Nam Ban. Dưới chân núi Lang Biang có bưu điện trung tâm huyện Lạc Dương…
Báo chí: Đà Lạt có đội quân bán báo dạo hùng hậu với hơn 50 người và hơn 10 cửa hàng, quầy sách báo lớn: Chí Thành (43 đường 3 tháng 2), sách báo Chí Thành (Bùi Thị Xuân), Bưu điện trung tâm (14 Trần Phú), quầy báo tại Bưu điện Đà Lạt dưới chân dốc lên khu trung tâm Hòa Bình, Kim Anh (đầu đường Đào Duy Từ); Phương Duy, Nhật Minh, Duy Duy (Phan Chu Trinh) và quầy của công ty CP phát hành sách Lâm Đồng (18 Khu Hòa Bình).
Phòng Tranh (Gallery): Họa sĩ Vi Quốc Hiệp (06 Huyền Trân Công Chúa, ĐT 3836889), Phạm Mùi (số 74 đường 3/2, ĐT 3835958), Đặng Ngọc Trân (36B Nguyễn Công Trứ, ĐT 3821112)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Một số lưu ý khi bạn nhận xét bài trong VisitDalat'sBlog
Không nhận xét những lời lẽ thiếu văn hóa, ảnh hướng đến thuần phong mỹ tục,Ngôn ngữ chuẩn mực ,Không đả khích chê bai,Chính trị, tôn giáo ,Khuyến khích các bài viết hay mang tính xây dựng cao
Rất mong sự ủng hộ và đóng góp của bạn cho VisitDalat's Blog

Bài Đã Đăng

Bài đăng Phổ biến